Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 8, 2017

Làm răng sứ ở đâu tốt nhất Hà Nội

Hình ảnh
Hàm răng trắng sáng, ngọc ngà là vũ khí lợi hại, đặc biệt dành riêng cho “phái đẹp”. Tuy nhiên, đến gần 90% hàm răng của mọi người là không chuẩn với nhiều khuyết điểm như: xỉn màu, khấp khểnh, ố vàng, … Làm răng sứ thẩm mỹ là lời giải hoàn hảo giúp bạn sở hữu nụ cười trọn vẹn, sáng đẹp mà “không cần dao kéo”. Vậy, làm răng sứ ở đâu tốt nhất? Làm răng sứ ở đâu tốt nhất Hà Nội? Chỉ một từ khóa “làm răng sứ thẩm mỹ” đã trả về hơn 2 triệu kết quả chỉ sau chưa đầy 1s. Nhưng chất lượng của “công cuộc làm đẹp” thì có được như ý muốn? Trả giá quá đặt chỉ vì làm răng “giá hạt dẻ”: Răng bị mài mòn như “răng chuột” gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tủy răng và men răng. Răng yếu đi, ê buốt, đau nhức khi ăn uống, đặc biệt là đồ quá nóng hoặc quá lạnh Hôi miệng, răng ố vàng, xỉn màu theo thời gian Đa phần các biến chứng xảy ra là do khách hàng làm răng theo phương pháp cũ, công nghệ cũ mà thế giới hiện đại đã bỏ hàng chục năm nay trong khi ở Việt Nam nhiều nơi vẫn duy trì. Phủ răng sứ...

Bệnh cảm cúm do thời tiết

Vào mùa đông có rất nhiều người mắc bệnh cảm cúm, đặc biệt là trẻ em Xác định bước đầu để phân biệt với mắc bệnh cúm gia cầm: Ở vùng dịch tễ an toàn, môi trường sạch sẽ, không có gia cầm chết hàng loạt không gần nơi mua bán, chăn nuôi gia cầm, người thân không ăn thịt gia cầm, không thăm viếng người ốm đau, không tiếp xúc người lạ ở vùng khác đến. Cảm cúm do thời tiết là do vùng cổ, ngực không được bảo vệ ấm, nhiễm lạnh đột ngột hay nhiễm nước mưa, lạnh kéo dài. Khi bị cảm cúm do thời tiết, người bệnh thấy đau rát ở cổ họng, đau sau gáy xuống bả vai, sổ nước mũi loãng liên tục, ngạt mũi khó thở, sốt nhẹ từ 38-39,5oC, ho khan, ho khúc khắc, người mệt mỏi, ăn ít... không có diễn biến rầm rộ và những yếu tố nguy kịch đến tính mạng. Nếu được khám đầy đủ thì thấy vùng họng amiđan đỏ, sưng to, chụp Xquang tim phổi bình thường, xét nghiệm bạch cầu không tăng. Nếu được chăm sóc đầy đủ như ủ ấm, bổ sung nhiều vitamin C liều cao, cho ăn uống đầy đủ để tăng sức đề kháng, nghỉ ngơi hợp ...

Tránh viêm họng và ho khi trời nắng nóng

Chỉ sau một thời gian dùng điều hoà liên tục cả nhà chị Lê Thanh Bình (Thanh Xuân, Hà Nội) đều bị viêm họng, sốt kéo dài. Thấy vậy, chị không dùng điều hoà nữa mà chuyển sang dùng quạt gió. Tuy nhiên, tình trạng sức khoẻ của mọi người, đặc biệt là các cháu nhỏ vẫn không cải thiện được bao nhiêu. Dùng điều hoà nhiệt độ hay quạt máy khi trời nóng? Tình trạng viêm họng, sốt khi dùng điều hoà dài ngày như gia đình chị Bình rất hay xảy ra ở các gia đình trong thành phố. Điều này khiến nhiều người cho rằng việc dùng máy điều hòa nhiệt độ rất có hại cho đường hô hấp, nhất là trẻ em. Tuy nhiên, bác sĩ Võ Thanh Quang, Quyền Giám đốc Viện Tai Mũi Họng TƯ cho biết: “Những ngày nóng thường đi kèm với độ ẩm cao, làm giảm sức đề kháng khiến cơ thể rất khó tự cân bằng nên dễ sinh ra mệt mỏi. Trẻ em sẽ kém ăn, toát mồ hôi và cũng dễ bị viêm họng (chứ không cứ gì dùng điều hoà mới bị viêm họng)”. Việc dùng máy điều hòa vào những ngày quá nóng là tốt. Tuy nhiên, nếu dùng điều hòa không hợp...

Bệnh phong (cùi)

Bệnh phong (trước đây gọi là hủi) là bệnh lây nhưng không phải là bệnh di truyền. Bệnh do trực trùng Hansen gây ra (có tính kháng toan, kháng cồn giống trực trùng Kock gây bệnh lao). Bệnh lây qua da và niêm mạc từ người đã mắc bệnh phong, nhất là trong giai đoạn đang phát triển bệnh nên các tổn thương da và nước mũi người có rất nhiều trực trùng Hansen. Tuy nhiên, đây là bệnh khó lây nhất là với người đã có phản ứng Mitsuda (+) (Có đề kháng với trực trùng Hansen). Thời gian nung bệnh lại rất dài, có khi đến 15 -20 năm sau mới phát bệnh. Việc điều trị bệnh phong hiện nay rất hiệu quả, khi bệnh ổn định, không còn trực trùng Hansen trên các tổn thương và trong nước mũi, có thể điều trị ngoại trú, về sống chung với gia đình được. Khi tiếp xúc với người bệnh, cách phòng tốt nhất là rửa tay bằng xà phòng “xà phòng đánh lùi bệnh phong”. Do đó, người mắc bệnh phong khi đã điều trị tốt khỏi bệnh hoàn toàn có thể lập gia đình. Có 3 dạng bệnh phong: - Phong bất định với các vết biến màu trê...

Vì sao bệnh lao chữa mãi không khỏi?

Với các thuốc chống lao hiện có, tỷ lệ chữa khỏi bệnh về lý thuyết có thể đạt tới 95%. Tuy nhiên, trên thực tế, rất nhiều người mắc lao điều trị mãi mà bệnh vẫn không giảm. Có khá nhiều nguyên nhân khiến việc điều trị bệnh lao không đem lại kết quả: Điều trị không đúng quy cách Người bệnh tự ý điều trị không theo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa lao, chữa lao không đúng phác đồ đã được chỉ định, chẳng hạn: - Chỉ dùng một loại thuốc chống lao hoặc dùng 2-3 loại thuốc nhưng đã bị kháng. - Không có hoặc không đủ thuốc chủ yếu. - Chỉ có thuốc kìm khuẩn, không có hoặc không đủ thuốc diệt khuẩn. - Dùng thuốc không đủ liều lượng, không đúng quy cách như chia nhỏ liều dùng, không dùng thuốc ngày một lần mà chia ra làm nhiều lần. - Thuốc kém phẩm chất, điều trị không đủ thời gian. Dùng thuốc không đều đặn Người bệnh lúc dùng thuốc, lúc không, tùy tiện. Ngừng điều trị trước thời gian quy định Nguyên nhân gây ngừng thuốc sớm có thể rất nhiều: Không hiểu rõ sự cần th...

Lây bệnh não từ heo

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM tiếp nhận nhiều người bị viêm màng não mủ và nhiễm trùng huyết do loại vi khuẩn Streptococcus suis lây từ heo. Từ năm 1998 trở về trước, mỗi năm Bệnh viện Bệnh nhiệt đới chỉ tiếp nhận 1-3 trường hợp nhiễm Streptococcus suis. Từ 1999, số bệnh nhân tăng lên, khoảng 10-20 ca mỗi năm. Riêng trong hai năm 2005 và 2006 có đến 72 người nhiễm vi khuẩn trên, trong đó 69 ca viêm màng não mủ, 3 ca còn lại bị nhiễm trùng huyết. Người bị viêm màng não mủ có dấu hiệu sốt, nhức đầu, buồn nôn và nôn, lạnh run. Do màng não bị tổn thương, nên phần lớn bệnh nhân rối loạn tri giác, thậm chí là hôn mê, ù hoặc điếc tai, một vài người còn bị yếu liệt tay chân. Nếu bị nhiễm trùng huyết do Streptococcus suis, bệnh nhân sốt, đau nhức cơ, đau họng, thậm chí sốc nhiễm trùng, hôn mê. Tiến sĩ Trần Tịnh Hiền, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, cho biết, Streptococcus suis là vi khuẩn thường trú ở đường hô hấp heo và có thể gây bệnh cho loài vật này. Người nhiễm Streptococc...

HIV (Phần 1)

HIV được phát hiện khi nào và nó được chẩn đoán như thế nào ? Vào năm 1981, những người đàn ông đồng tính luyến ái có triệu chứng mà bây giờ được xem là dấu hiệu để chẩn đoán hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) được mô tả đầu tiên ở Los Angeles và New York. Những người đàn ông này có kiểu nhiễm trùng phổi (viêm phổi) bất thường được gọi là viêm phổi do Pneumocystis carinii (PCP) và các khối u hiếm được gọi là sarcoma Kaposi. Bệnh nhân được ghi nhận bị ức chế nặng một loại tế bào máu miễn dịch đặc biệt, được gọi là tế bào CD4. Những tế bào này, thường được ám chỉ như là tế bào T, giúp cơ thể chống lại sự nhiễm trùng. Một thời gian ngắn sau đó, bệnh này được nhận diện khắp Hoa Kỳ, Tây Âu và Châu Phi. Vào năm 1983, các nhà nghiên cứu ở Hoa Kỳ và Pháp đã mô tả virus gây ra Hội Chứng Suy Giảm Miễn Dịch Mắc Phải (AIDS), bây giờ được biết là HIV. Vào năm 1985, xét nghiệm máu trở nên có sẵn để đo kháng thể kháng HIV, khi đó phát hiện đáp ứng miễn dịch của cơ thể với HIV. Xét n...

Kiến thức cơ bản về u xơ tử cung

Những thắc mắc và giải đáp về bệnh u xơ tử cung sẽ giúp chị em hiểu thêm về căn bệnh phổ biến này. 1.Triệu chứng của bệnh u xơ tử cung? Những phụ nữ bị u xơ tử cung thường thấy các triệu chứng điển hình như đau khi ra máu và ra máu nhiều trong suốt kỳ kinh, ra máu giữa chu kỳ kinh, cảm giác đầy ở vùng bụng dưới, thường xuyên đi tiểu là hậu quả của khối u xơ chèn lên bàng quang, đau trong khi quan hệ tình dục, đau vùng lưng dưới, hay sảy thai và không có khả năng sinh đẻ… 2. Thế nào là u xơ tử cung? U xơ tử cung là những cục u nhỏ gồm các tế bào cơ mềm và các mô (các sợi nối với nhau) phát triển trong thành tử cung. Khối u xơ có thể là cục nhỏ đơn hay chụm lại thành đám có kích cỡ từ 1mm đến hơn 20cm.Chúng có thể phát triển bên trong thành tử cung hoặc lồi ra từ phía trong hay ngoài bề mặt của tử cung. Trong những trường hợp hiếm thấy, khối u xơ có thể lồi ra ở phần thân hoặc phần trên của bề mặt tử cung. 3. Nguyên nhân gây u xơ tử cung? Nguyên nhân ban đầu gây u xơ vẫn ch...

Vắc-xin phòng bệnh cúm

Ðối tượng nào nên chích ngừa bệnh cúm ? Những người từ 50 tuổi trở lên. Những người lưu trú và nhân viên trong các trung tâm an dưỡng và chăm sóc sức khỏe, bao gồm cả bệnh viện và những trung tâm cho người thiểu năng trí tuệ và người tàn tật. Người lớn ở mọi lứa tuổi đang mắc các bệnh mãn tính như : hen suyễn, viêm phế quản mãn, bệnh khí phế thủng, suy tim xung huyết, viêm họng, đã từng bị nhồi máu cơ tim trước đó, bệnh van tim, viêm tim, tiểu đường, rối loạn chức năng thận, hồng cầu liềm và những bất thường khác về hemoglobin, ung thư, những bệnh hay phương pháp điều trị gây suy giảm miễn dịch (ví dụ : AIDS, hóa trị liệu ung thư, prednisone hay các loại thuốc corticoid khác). Tất cả những người làm công tác chăm sóc sức khỏe, y tá, nhân viên y tế và những người làm trong các cơ quan và những gia đình có tiếp xúc với người mắc các bệnh mãn tính đã nêu ở trên. Trẻ con và thanh niên (6 đến 18 tuổi) được điều trị lâu dài bằng aspirin sẽ có nguy cơ tiến triển thành bệnh Reye nế...

Ăn nhiều Bột ngọt có hại cho sức khỏe ?

Bột ngọt (còn gọi là mì chính, vị tinh) là muối mono natri glutamat - MSG (mono sodium glutamat). Đó là muối của xit amin có tên gọi là axit glutamic (HOOC CH2CH2CH(NH2)COOH). Axit glutamic là một trong hơn 20 loại axit amin cấu tạo nên protein cần thiết cho sự sống. Người ta đã sản xuất được bột ngọt ở quy mô công nghiệp ngay từ những năm đầu của thế kỷ XX. Ngành công nghiệp này nhanh chóng trở thành ngành công nghiệp hùng mạnh đem lại lợi nhuận không nhỏ cho các nhà sản xuất, kinh doanh. Trước kia, bột ngọt được sản xuất từ rong biển, dịch thải nhà máy đường mía, bột mì (sắn)…Từ bột mì người ta tách lấy gluten, thuỷ phân gluten bằng axit và thu lấy hỗn hợp axit amin, trong đó axit glutamic chiếm tới 80%. Ngày nay, người ta sản xuất bột ngọt bằng phương pháp vi sinh. Từ tinh bột (chủ yếu là tinh bột sắn), giống vi sinh vật và nguồn nitơ người ta tạo ra axit glutamic, rồi chuyển thành mono natri glutamat. Đã từ lâu, bột ngọt được sử dụng rất rộng rãi, phổ biến, làm gia vị trong v...

Nguyên nhân bệnh Phong - Phương pháp điều trị

Giới thiệu Còn có tên gọi khác là bệnh Hansen. Đây là một bệnh nhiễn trùng, được ghi nhận từ rất lâu trong lịch sử loài người, gây huỷ hoại bề ngoài, tổn thương các dây thần kinh ngoại biên, và làm suy kiệt cơ thể bệnh nhân dần dần. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ: Bệnh phong do vi trùng Mycobacterium Leprae. Đây là bệnh rất khó lây và có thời gian ủ bệnh kéo dài, nên rất khó xác định bệnh nhân bị nhiễm bệnh ở đâu và khi nào. Trẻ em thường dễ nhiễm bệnh hơn người lớn. Bệnh phong có biểu hiện lâm sàng khá đa dạng, nhưng có hai dạng thường gặp là: dạng Tuberculoid – phong củ và dạng Lepromatous – phong u, từ mỗi dạng này lại chia ra nhiều thể khác nhau nữa. Cả hai dạng trên đều gây tổn thương da, nhưng thường thì dạng phong u gây những tổn thương nặng nề hơn, tạo thành những cục u lớn ngoài da khiến bệnh nhân có bộ dạng méo mó, dị dạng. Thực tế thì cả hai dạng bệnh đều gây tổn thương các dây thần kinh ngoại biên (nhất là các chi), làm bệnh nhân mất cảm giác ngoài da và yếu ...

Liệt toàn thân sau khi tiêm phòng dại

Bệnh nhân (tại TP HCM) hiện vẫn tỉnh táo, mở mắt nhưng không nói được, hai tay và hai chân không thể cử động. Chiều 14/6, Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM công bố một trường hợp bị liệt sau tiêm ngừa dại, đó là anh Tiết Duy Hiếu sinh năm 1979 ở quận 5. Bệnh nhân đang được theo dõi tại Bệnh viện Chợ Rẫy với chẩn đoán liệt mềm cấp do tai biến văcxin. Bác sĩ Nguyễn Đắc Thọ, Phó giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM, cho biết trung tâm đã cho ngưng sử dụng lô văcxin đã tiêm cho bệnh nhân. Đó là sản phẩm Rabivax của Viện Văcxin và Sinh phẩm số 2 (Khánh Hoà) sản xuất và yêu cầu đơn vị này bước đầu hỗ trợ kinh phí cho nạn nhân. Ngày 5/5, anh Hiếu bị một con chó Nhật 3 năm tuổi cắn vào má ngoài cánh chân phải. Hôm sau Hiếu đến Trung tâm Y tế dự phòng chích ngừa văcxin Rabivax-II. Đến ngày 22/5, khi thấy Hiếu có triệu chứng khó nuốt, gia đình đưa anh vào Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới điều trị, lúc ấy tay và chân đã rất yếu. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán Hiếu bị viêm não sau tiêm phòng dại và yêu cầ...

Bị tâm thần sau khi tiêm phòng dại

Sau khi tiêm xong 5 mũi văcxin phòng dại, một bệnh nhân 17 tuổi ở huyện Thống Nhất (Đồng Nai) đã bị rối loạn tri giác và hành vi, đánh cả người nhà. Ngày 16/6, bệnh nhân bị chó nhà cắn ở mắt cá chân với vết thương sâu, nên đã đi tiêm phòng tại trạm y tế xã. Sau mũi tiêm thứ ba, em đã có dấu hiệu phản ứng và đến mũi thứ năm thì lên cơn. Ngày 25/6, em được đưa vào Bệnh viện đa khoa Thống Nhất rồi chuyển sang Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (TP HCM). Trên phiếu tiêm phòng của bệnh nhân không ghi tên thuốc mà chỉ ghi giá tiêm ngày đầu tiên 66.000 đồng/mũi ngừa dại và 30.000 đồng tiền tiêm SAT ngừa uốn ván. Bệnh viện Bệnh nhiệt đới đã liên lạc với y tế Đồng Nai để tìm hiểu trạm y tế xã đã tiêm văcxin gì cho bệnh nhân. Tuy nhiên, theo tiến sĩ Trần Tịnh Hiền, Phó giám đốc, đến chiều 29/6 vẫn chưa có phản hồi. Các xét nghiệm về dại đã cho kết quả âm tính, nên các hành vi của bệnh nhân chắc chắn không phải là triệu chứng bệnh dại. Do đó, các bác sĩ đã mời chuyên gia của Bệnh viện Tâm thần sang hội chẩ...

Ông Nguyễn Minh Triết trả lời phỏng vấn báo VW

Thấm thoát mà đã đến tháng Bảy! Thời gian đi nhanh quá! Mười ngày qua tôi đi dự hội nghị loãng xương ở Montréal (Canada). Có nhiều điều thú vị trong hội nghị và chuyến đi mà tôi hi vọng sẽ viết lại để các bạn đọc cho biết. Hôm nay thấy trên mạng có một bản tin đáng chú ý: đó là chuyện Chủ tịch Nguyễn Minh Triết trả lời phỏng vấn của báo Việt Weekly bên California. Mấy tháng trước, cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng có dành cho phóng viên tờ này một cuộc trò chuyện thẳng thắn. Theo tôi, những trò chuyện như ông Triết và ông Kiệt với báo chí người Việt bên này rất đáng khen và khuyến khích. Báo VW là một trong những tờ báo hiếm thấy ở hải ngoại, vì họ làm việc tương đối đàng hoàng (VW không như hàng ngàn tờ lá cải ngoài này suốt ngày chửi bới quá khứ -- hay nói như ông nhà văn gì tôi quên mất - Lê Lựu ? - là ăn mài dĩ vãng). VW do một nhóm bạn trẻ lớn lên trong xã hội Mĩ nên họ có cái nhìn thoáng, không vướng bận quá khứ mà chỉ hướng đến tương lai. Gần đây, VW bị các tờ báo chống cộng và ...

Suyễn (Phần cuối)

Các triệu chứng điển hình của suyễn Các triệu chứng của suyễn khác nhau tuỳ người và tuỳ từng thời điểm. Điều quan trọng là phải nhớ rằng, những triệu chứng này có thể khó thấy và có thể tương tự với các triệu chứng được thấy ở các bệnh khác. Tất cả các triệu chứng được đề cập sau đây cũng có thể hiện diện ở các bệnh hô hấp khác, và thỉnh thoảng cũng giống như ở các bệnh tim mạch. Sự lẫn lộn tiềm tàng này làm cho việc nhận biết các triệu chứng xuất hiện và xét nghiệm chẩn đoán trở thành rất quan trọng trong việc nhận ra rối loạn này. 4 triệu chứng chính để nhận dạng : Khó thở - đặc biệt khi gắng sức hoặc ban đêm. Khò khè - tiếng thở huýt sáo, thở rít khi thở ra. Ho - có thể mãn tính; thường nặng hơn vào ban đêm và sáng sớm. Nhiều người suyễn xuất hiện sau khi gắng sức hoặc khi tiếp xúc không khí lạnh, khô. Nặng ngực - có thể xuất hiện với có hay không có các triệu chứng trên. Thực tế suyễn Suyễn được phân loại theo tần số và độ nặng của triệu chứng, hoặc "cơn...

Chất độc da cam, trách nhiệm, và nhân đạo

Hình ảnh
Xin được chia sẻ cùng các bạn một bài bình luận tôi viết trong ngày phiên tòa xét xử vụ chất độc da cam bên New York. Bài này tôi gửi cho Tuổi Trẻ , nhưng hình như họ không dám (hay không muốn) đăng, nên tôi gửi cho các anh chị ở Tia Sáng . Trong bài này, tôi chỉ muốn nói rằng "vấn đề da cam" chẳng phải là cái gai gì cả trong quan hệ ngoại giao giữa Mĩ và Việt Nam, nếu (chữ nếu khổng lồ) phía Mĩ tỏ ra có trách nhiệm và thiện chí. Còn nếu họ không có trách nhiệm và thiện chí thì chẳng khác gì mình nói chuyện với không khí! Cái điều trớ trêu nhất mà tôi thấy là trong khi Mĩ hăng hái lên tiếng dạy đời về nhân quyền này nọ, nhưng cái vấn đề nhân quyền sờ sờ trước mắt họ (như vấn đề da cam) thì họ rất mắc cỡ, không dám nói. Ôi, sao mà đạo đức giả thế! Tôi từng ở Mĩ và phải nói là rất thích cái xứ sở này, thích hơn Úc, nhưng đụng với mấy tay chính trị gia thì tôi phải nói là không ưa được.

Lệ Thu - tiếng hát để đời

Trong những tiếng hát thời trước, tôi mến mộ tiếng hát Lệ Thu nhất. Thời thập niên 1970s, Lệ Thu nổi tiếng với bài Nước mắt mùa thu và hàng loạt ca khúc của Phạm Duy, Cung Tiến và Trịnh Công Sơn. Tôi thấy tiếng hát Lệ Thu sâu lắng, thiết tha, và mang chút âm điệu buồn bã. Chính vì thế mà Lệ Thu trình diễn các ca khúc buồn mới đạt. Nếu các bạn thử nghe Lệ Thu ca bài Hoài cảm (Cung Tiến sáng tác năm 1953) thì sẽ thấy chẳng có ca sĩ nào diễn đạt hay hơn chị ấy cả. Chiều buồn len lén tâm tư Mơ hồ nghe lá thu mưa Dạt dào tựa những âm xưa Thiết tha ngân lên lời xưa Quạnh hiu về thấm không gian Âm thầm như lấn vào hồn Buổi chiều chợt nhớ cố nhân Sương buồn lắng qua hoàng hôn … Chờ nhau hoài cố nhân ơi! Sương buồn che kín nguồn đời Hẹn nhau một kiếp xa xôi, nhớ nhau muôn đời mà thôi! Thời gian tựa cánh chim bay, Qua dần những tháng cùng ngày Còn đâu mùa cũ êm vui? Nhớ thương biết bao giờ nguôi? Có lẽ vì bị Lệ Thu mê hoặc, cho nên suốt 27 năm ở nước ngoài, tôi chưa bao giờ đi nghe những cái ...

Cần hiểu đúng về ung thư và nguy cơ ung thư

Hầu như ngày nào chúng ta cũng đều nghe qua một yếu tố nào đó có liên quan đến ung thư. Có tủ lạnh trong nhà, mặc soutien, tóc màu vàng, ở gần đường điện cao thế, sở hữu điện thoại di động, nghiện cà phê, ăn nhiều thịt nướng, v.v… đều từng được “tố cáo” là có liên quan đến ung thư. Thật ra, danh sách trên còn rất dài và nhiều đến độ chúng ta ăn bất cứ thực phẩm nào cũng đều dính dáng đến ung thư! Trong vụ nước tương đen mà công chúng quan tâm hiện nay, đã xuất hiện khá nhiều thông tin trái ngược nhau. Giới báo chí “xúm lại” tấn công các giới chức y tế với đủ thứ ngôn từ đầy cảm tính. Nào là “cố tình dấu diếm”, “né tránh”, thậm chí cả “ngụy biện”. Hình như giới báo chí không hiểu (hay không chịu hiểu rằng) trả lời câu hỏi ung thư không phải chỉ nói đôi ba câu là xong. Trả lời phỏng vấn của phóng viên, một bác sĩ chuyên về ung thư ở Thành phố Hồ Chí Minh cho biết “3-MCPD là chất có thể gây bệnh ung thư trên chuột như: ung thư tinh hoàn, ung thư vú, ung thư da bìu và ung thư thận.” Hai ch...