Ăn nhiều Bột ngọt có hại cho sức khỏe ?
Bột ngọt (còn gọi là mì chính, vị tinh) là muối mono natri glutamat - MSG (mono sodium glutamat). Đó là muối của xit amin có tên gọi là axit glutamic (HOOC CH2CH2CH(NH2)COOH). Axit glutamic là một trong hơn 20 loại axit amin cấu tạo nên protein cần thiết cho sự sống.
Người ta đã sản xuất được bột ngọt ở quy mô công nghiệp ngay từ những năm đầu của thế kỷ XX. Ngành công nghiệp này nhanh chóng trở thành ngành công nghiệp hùng mạnh đem lại lợi nhuận không nhỏ cho các nhà sản xuất, kinh doanh. Trước kia, bột ngọt được sản xuất từ rong biển, dịch thải nhà máy đường mía, bột mì (sắn)…Từ bột mì người ta tách lấy gluten, thuỷ phân gluten bằng axit và thu lấy hỗn hợp axit amin, trong đó axit glutamic chiếm tới 80%.
Ngày nay, người ta sản xuất bột ngọt bằng phương pháp vi sinh. Từ tinh bột (chủ yếu là tinh bột sắn), giống vi sinh vật và nguồn nitơ người ta tạo ra axit glutamic, rồi chuyển thành mono natri glutamat.
Đã từ lâu, bột ngọt được sử dụng rất rộng rãi, phổ biến, làm gia vị trong việc chế biến thức ăn trong mọi gia đình. Có nó vị thức ăn sẽ đặc sắc, hấp dẫn hơn, vị ngọt hơn, kích thích người ta ăn nhiều hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh cái lợi thì bột ngọt cũng có mặt bất lợi cho sức khoẻ. Đến nay, cuộc tranh cãi về lợi và hại của bột ngọt vẫn chưa kết thúc.
Một số ít người trong giới y học "phán quyết": Bột ngọt là kẻ thù của vị giác, tạo ra "ảo giác" hương vị ngọt ngào…Dùng nhiều bột ngọt sẽ dẫn đến suy thoái não, gây mất trí nhớ, làm giảm hoặc mất hiệu lực của thuốc trị suyễn, gây trầm cảm, nhức đầu, dị ứng, ảnh hưởng đến kinh nguyệt của phụ nữ tuổi sinh đẻ…(đặc biệt là trẻ em).
Số khác lại cho rằng, bột ngọt là một loại gia vị như nhiều loại gia vị, phụ gia thực phẩm khác. Nó các tác dụng tạo nên cảm giác ăn ngon miệng, tăng quá trình trao đổi chất trong não, giảm lượng amoniac trong huyết dịch.
Với liều lượng chỉ vài gam bột ngọt cho 1 kg thực phẩm thì không có gì đáng lo ngại. Đã là gia vị thì với bất kỳ gia vị nào, cũng không nên lạm dụng.
Để sử dụng bột ngọt tốt nhất mà không gây hại sức khoẻ, người tiêu dùng cần lưu ý những lời khuyên sau:
- Không nên dùng bột ngọt cho trẻ em dưới 6 tuổi.
- Không nên dùng quá 6 gam (1,5 thìa café) bột ngọt một ngày. Chỉ nên cho vào thức ăn cho người lớn một lượng tối đa 2g (nửa thìa café) cho 0,5 kg vào thịt cá, hay 1 kg rau.
- Bột ngọt dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao (khoảng 155oC) sinh ra độc tố có hại cho sức khoẻ, nhất là khi bị cháy, do đó chỉ nên nêm bột ngọt vào thức ăn sau khi đã nấu chín múc ra bát đĩa. Nên hoà tan bột ngột trong một ít nước đun sôi để nguội hoặc bằng chính nước trong món ăn để nêm thay vì rắc trực tiếp hạt bột ngọt vào thức ăn.
Các đồ ăn có axit cao (vị chua) như dưa muối, canh chua…thì bột ngọt rất khó tan, còn đồ ăn có tính kiềm cao (trứng muối) sẽ phát vị khai chua. Vì vậy, không nên cho bột ngọt vào các đồ ăn này.
Người ta đã sản xuất được bột ngọt ở quy mô công nghiệp ngay từ những năm đầu của thế kỷ XX. Ngành công nghiệp này nhanh chóng trở thành ngành công nghiệp hùng mạnh đem lại lợi nhuận không nhỏ cho các nhà sản xuất, kinh doanh. Trước kia, bột ngọt được sản xuất từ rong biển, dịch thải nhà máy đường mía, bột mì (sắn)…Từ bột mì người ta tách lấy gluten, thuỷ phân gluten bằng axit và thu lấy hỗn hợp axit amin, trong đó axit glutamic chiếm tới 80%.
Ngày nay, người ta sản xuất bột ngọt bằng phương pháp vi sinh. Từ tinh bột (chủ yếu là tinh bột sắn), giống vi sinh vật và nguồn nitơ người ta tạo ra axit glutamic, rồi chuyển thành mono natri glutamat.
Đã từ lâu, bột ngọt được sử dụng rất rộng rãi, phổ biến, làm gia vị trong việc chế biến thức ăn trong mọi gia đình. Có nó vị thức ăn sẽ đặc sắc, hấp dẫn hơn, vị ngọt hơn, kích thích người ta ăn nhiều hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh cái lợi thì bột ngọt cũng có mặt bất lợi cho sức khoẻ. Đến nay, cuộc tranh cãi về lợi và hại của bột ngọt vẫn chưa kết thúc.
Một số ít người trong giới y học "phán quyết": Bột ngọt là kẻ thù của vị giác, tạo ra "ảo giác" hương vị ngọt ngào…Dùng nhiều bột ngọt sẽ dẫn đến suy thoái não, gây mất trí nhớ, làm giảm hoặc mất hiệu lực của thuốc trị suyễn, gây trầm cảm, nhức đầu, dị ứng, ảnh hưởng đến kinh nguyệt của phụ nữ tuổi sinh đẻ…(đặc biệt là trẻ em).
Số khác lại cho rằng, bột ngọt là một loại gia vị như nhiều loại gia vị, phụ gia thực phẩm khác. Nó các tác dụng tạo nên cảm giác ăn ngon miệng, tăng quá trình trao đổi chất trong não, giảm lượng amoniac trong huyết dịch.
Với liều lượng chỉ vài gam bột ngọt cho 1 kg thực phẩm thì không có gì đáng lo ngại. Đã là gia vị thì với bất kỳ gia vị nào, cũng không nên lạm dụng.
Để sử dụng bột ngọt tốt nhất mà không gây hại sức khoẻ, người tiêu dùng cần lưu ý những lời khuyên sau:
- Không nên dùng bột ngọt cho trẻ em dưới 6 tuổi.
- Không nên dùng quá 6 gam (1,5 thìa café) bột ngọt một ngày. Chỉ nên cho vào thức ăn cho người lớn một lượng tối đa 2g (nửa thìa café) cho 0,5 kg vào thịt cá, hay 1 kg rau.
- Bột ngọt dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao (khoảng 155oC) sinh ra độc tố có hại cho sức khoẻ, nhất là khi bị cháy, do đó chỉ nên nêm bột ngọt vào thức ăn sau khi đã nấu chín múc ra bát đĩa. Nên hoà tan bột ngột trong một ít nước đun sôi để nguội hoặc bằng chính nước trong món ăn để nêm thay vì rắc trực tiếp hạt bột ngọt vào thức ăn.
Các đồ ăn có axit cao (vị chua) như dưa muối, canh chua…thì bột ngọt rất khó tan, còn đồ ăn có tính kiềm cao (trứng muối) sẽ phát vị khai chua. Vì vậy, không nên cho bột ngọt vào các đồ ăn này.
Nhận xét
Đăng nhận xét