Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2017

Bệnh COPD

Trong mọi hội nghị hô hấp, COPD luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu do gánh nặng bệnh tật, tần suất và tỉ lệ tử vong to lớn mà bệnh gây ra cho người bệnh. Tại VN, với sự đô thị hóa, tình trạng ô nhiễm và đặc biệt là tỉ lệ hút thuốc lá cao, tỉ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính rất cao. Trong số 12 quốc gia được Hội Hô hấp châu Á - Thái Bình Dương đưa vào nghiên cứu, VN có tần suất người trên 30 tuổi bị COPD cao nhất: 6,7%. Về bệnh học, COPD là một bệnh lý của toàn bộ thành phần của phổi. COPD làm tăng số lượng và kích thước các tuyến tiết chất nhầy, làm tiết đàm nhiều và đặc hơn. Tại các đường dẫn khí nhỏ, thành ống khí dày lên do viêm + đàm tiết nhiều dần dần dẫn đến tắc nghẽn không thể phục hồi. Nhu mô phổi cũng bị phá hủy do chất tiêu hủy protein sinh ra trong quá trình diễn tiến bệnh. Thành mạch máu tại phổi cũng bị dày lên. Tất cả biến đổi trên tại phổi gây ra các triệu chứng ho, khò khè, khó thở và dễ mệt của bệnh nhân COPD. Những nghiên cứu gần đây cho thấy COPD còn là ...

HIV (phần 2)

Các nguyên tắc chính trong điều trị HIV là gì ? Ðầu tiên, không có bằng chứng rằng những người bị nhiễm HIV có thể được điều trị khỏi bởi các điều trị hiện có. Quả thực, những người được điều trị tới 3 năm và xét nghiệm được lặp lại có một mức virus trong máu không thể phát hiện được. Tuy nhiên, khi ngưng điều trị thì số lượng virus tăng vọt trở lại. Do đó, quyết định bắt đầu điều trị phải cân nhắc giữa khả năng tiến triển đến bệnh có triệu chứng với các nguy cơ đi kèm của điều trị. Các nguy cơ của điều trị bao gồm các tác dụng ngắn và dài hạn, được mô tả trong những phần tiếp theo, cũng như khả năng virus trở nên kháng với điều trị. Sự đề kháng này khi đó sẽ hạn chế các lựa chọn điều trị tương lai. Một lý do chính để sự đề kháng xuất hiện là bệnh nhân không tuân theo đúng điều trị được cho, như không dùng thuốc tại thời điểm đúng. Một yếu tố khác là khả năng ức chế virus đến mức không thể phát hiện được cho những bệnh nhân với số lượng tế bào CD4 thấp hơn và tải lượng virus cao ...

Lao sinh dục - một nguyên nhân gây vô sinh

Toàn bộ cơ quan sinh dục của nam và nữ đều có thể bị bệnh lao. Đây là một trong những nguyên nhân gây vô sinh. Đặc biệt, lao ở hệ sinh dục nữ còn gây lao bẩm sinh cho con cái bệnh nhân. Tổn thương do vi khuẩn lao gây ra có thể chỉ riêng biệt một phần của bộ máy sinh dục hay nhiều phần, thậm chí còn phối hợp cả với lao bộ máy tiết niệu. Bệnh lao của hệ sinh dục nam Lao dương vật: Tổn thương có thể bắt đầu ngay từ lần đầu vi khuẩn lao xâm nhập, gây nên bệnh cảnh lao sơ nhiễm tại đây. Ở những bộ tộc châu Phi còn giữ tục lệ cắt bao quy đầu, do vệ sinh không tốt nên vi khuẩn lao đi vào qua vết cắt. Sau một thời gian, vết cắt đã lên sẹo thì sưng trở lại rồi vỡ ra để lại một ổ loét, hạch bẹn sưng to. Đó là phức hợp sơ nhiễm. Ở thân dương vật và bìu có thể gặp các hình thái của lao da: đám thâm nhiễm có vảy, nốt lao, ổ loét. Ngoài ra còn các tổn thương lao ở mào tinh hoàn hoặc tinh hoàn vỡ ra... Lao ống dẫn, mào và túi tinh: Ở các phần này cũng có tổn thương lao như nốt, loét... Chúng ...

Bệnh Lao Thận

Bộ lọc của cơ thể bao gồm: thận (máy lọc), bàng quang (bể chứa) và niệu quản, niệu đạo (những ống dẫn). Lao có thể làm thận teo nhỏ, mất chức năng lọc, thậm chí trở thành một túi mủ; bàng quang méo mó thu nhỏ lại, các ống dẫn trở nên dày, cứng, hẹp và tắc. Tổn thương lao ở hệ tiết niệu có thể riêng biệt từng phần nhưng cũng có thể xuất hiện ở toàn bộ hệ thống; bắt đầu từ lao thận, vi khuẩn lao đi xuôi dòng nước tiểu gây tổn thương các phần khác. Tuy nhiên, vi khuẩn lao cũng có thể đến từ bộ phận khác bằng đường máu hay bạch huyết. Khi bị bệnh, tổn thương lao có thể thấy ở hầu hết các phần của bộ lọc là: thâm nhiễm, loét, hang, nốt u, sùi, xơ hóa. Người bệnh bị lao tiết niệu có các triệu chứng sau: Lao thận: Đau ngang lưng hoặc đau vùng hố thận, đái ra máu, ra mủ. Lao bàng quang: Chiếm tới 60-70% lao tiết niệu, biểu hiện là đái rắt, đái buốt, đái nhiều về đêm. Nước tiểu có máu hoặc mủ. Lao niệu quản: Thường là ở giai đoạn muộn, niệu quản nơi tổn thương hẹp lại làm gián đo...

Chỉ tiêm văcxin dại Fuenzalida khi bất khả kháng

Số văcxin dại dễ gây tai biến Fuenzalida chỉ được dự trữ đến hết năm nay, và chỉ được tiêm phòng khi các nguồn văcxin dại khác không kịp cung ứng, hoặc nếu không tiêm kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân. Đây là nội dung trong công văn khẩn của Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang. Theo văn bản này, Bộ Y tế yêu cầu tuyệt đối không sử dụng Fuenzalida tiêm ngừa cho các trường hợp có tiền sử dị ứng với văcxin; giám sát chặt chẽ người được tiêm ngừa nhằm phát hiện sớm các phản ứng nếu có. Bộ Y tế cũng yêu cầu ban chủ nhiệm dự án phòng chống bệnh dại, các địa phương triển khai ngay việc sử dụng văcxin phòng dại tế bào an toàn thay thế Fuenzalida; các đơn vị nhập khẩu, cung ứng văcxin tìm nguồn văcxin ngừa dại thay thế, không để thiếu văcxin. Theo Bộ Y tế, VN đã được chuyển nhượng công nghệ sản xuất văcxin Fuenzalida từ năm 1974. Trong thời gian qua, mỗi năm có khoảng 500.000 người được tiêm ngừa bằng loại văcxin này. Hiện tại các kho trữ còn 300.000 liều văcxin Fuenzalida đã ...

Cấp cứu một thai phụ 12 tuổi

Một cháu bé 12 tuổi bị dượng (chồng của cô) bắt quan hệ tình dục nhiều lần trong suốt hơn một năm qua. Sự việc chỉ sáng tỏ khi sáng 2/7, cháu bỗng thấy đau bụng, có dịch, đi vệ sinh thấy có cục gì lồi ra ở âm đạo. Bác sĩ Phan Thị Thanh Huyền, Trưởng Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP HCM, cho biết, khoảng 13h ngày 2/7, Khoa Cấp cứu tiếp nhận bệnh nhi 12 tuổi, ngụ ở quận Thủ Đức, TPHCM. Khi khám cho em, các bác sĩ thấy ở vùng hạ vị có một khối tròn khoảng 8cm, cứng chắc, xông vào đường tiểu vẫn ra nước tiểu. Kết quả xét nghiệm, siêu âm cho biết khối tròn ở vùng hạ vị là một thai nhi 17-18 tuần tuổi nằm trong tử cung và không còn nước ối (thai đã chết). Ngay khi biết kết quả, Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã báo với Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ để hội chẩn về trường hợp này. Trong lúc đợi hội chẩn, khoảng 15h30, cháu đã bị ra huyết âm đạo và sổ thai ra luôn. Tại Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 2, các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ đã nạo những phần nhau sót và sau đó chuyển bệnh nhi qua Phụ...

Làm gì để tránh lây nhiễm cúm gà?

Ít nhất 45 người đã tử vong vì virus cúm gà H5N1 ở Đông Nam Á. Tổ chức Y tế Thế giới mới đây đã đưa ra một số biện pháp phòng tránh lây nhiễm căn bệnh nguy hiểm này. 1. Tránh tiếp xúc với gà, vịt và những loại gia cầm khác trừ khi thực sự cần thiết. 2. Trẻ em có nguy cơ lây nhiễm rất cao nếu chơi gần gia cầm. Cần nhắc nhở trẻ những điều cơ bản sau: - Tránh tiếp xúc với bất kỳ loài gia cầm nào - Tránh động đến phân, lông và các chất thải của chúng - Rửa tay bằng xà phòng và nước ngay sau khi tiếp xúc - Không ngủ gần gia cầm 3. Không vận chuyển gà, vịt sống hoặc chết từ này sang nơi khác kể cả khi cho rằng chúng an toàn. 4. Không chế biến thịt gia cầm từ những vùng dịch làm thức ăn cho cả người và động vật. 5. Nếu vô tình tiếp xúc với gia cầm bệnh: - Rửa tay sạch bằng xà phòng và nước ngay lập tức - Bỏ giày dép bên ngoài và rửa sạch - Kiểm tra thân nhiệt ít nhất mỗi ngày một lần trong vòng 1 tuần. Nếu bị sốt cao, cần đi khám bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất. (...

Không nên dùng quá nhiều vitamin

Đối với phần lớn mọi người, uống thêm vitamin là không cần thiết, thậm chí có thể gây hại nếu bị quá liều. Vitamin C dùng 1.000 mg/ngày có thể gây rắc rối cho dạ dày (đầy hơi, tiêu chảy); trong khi vitamin B6 với hàm lượng cao lại gây tổn thương thần kinh, mất thăng bằng và giảm trí nhớ. Đó là kết luận do nhóm chuyên gia về Vitamin và Khoáng chất của Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm Anh (FSA) đưa ra. Theo họ, còn thiếu bằng chứng xác thực về độ an toàn của các thuốc bổ sung (dạng vitamin và khoáng chất), nhất là ảnh hưởng của chúng tới người già và trẻ em. Ngoài ra, nên loại bỏ germani - một thời được dùng như thuốc điều trị ung thư - vì khả năng gây tổn thương thận, cơ và dây thần kinh của nguyên tố này. FSA khẳng định, những người tuân thủ chế độ ăn lành mạnh và cân đối sẽ không cần bổ sung vitamin hằng ngày. Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ: - Phụ nữ có thai hoặc trong độ tuổi sinh sản cần bổ sung 400 mg axit folic mỗi ngày để giảm nguy cơ sinh con bị dị tật ống thần kinh....

Những hiểm họa đằng sau viên vitamin

Sự lạm dụng vitamin được xếp vào hàng báo động thứ 3 sau kháng sinh và steroid. Lượng vitamin được đưa vào nếu cao quá so với nhu cầu và khả năng hấp thụ của cơ thể sẽ tích lũy lại ở gan và gây ngộ độc. Về mặt này, vitamin nguy hiểm hơn ta tưởng rất nhiều. Vitamin cũng là một loại thuốc chữa bệnh, vì vậy, không nên sử dụng bừa bãi. Với các vitamin tan trong nước như C, nhóm B, PP…, nếu lượng cung cấp cao hơn nhu cầu một chút thì cơ thể tự đào thải qua bài tiết hoặc tiêu hoá. Nhưng cơ thể sẽ bị ngộ độc nếu các vitamin tan trong dầu bị thừa hoặc lượng vitamin tan trong nước quá cao so với nhu cầu. Việc dùng vitamin liều cao lâu ngày có thể gây ra các triệu chứng sau: - Vitamin A: Gây ngứa da vẩy nến, tóc khô, xơ xác, dễ gãy, chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy, gan to, nhức đầu, đau khớp chi, tăng áp lực nội sọ, thiếu máu… - Vitamin C: Gây tổn thương thận, dễ bị sỏi oxa, sỏi urat. - Vitamin D: Gây tổn thương thận, chán ăn, tăng canxi trong máu. - Vitamin E: Gây rối loạn tiêu hoá như ...

Lạm dụng vitamine, ngoài ngộ độc, còn bệnh gì ?

Lạm dụng vitamine, ngoài ngộ độc, còn bệnh gì ? *Nhiều A liều cao gây ngộ độc, thừa D có thể tử vong *Các hãng thuốc thoải mái làm giàu trên sức khoẻ cộng đồng... Ghé vào một nhà thuốc trên đường Ðinh Tiên Hoàng (Quận 1 - TPHCM) để mua thuốc nhức đầu, tôi được cô bán hàng giới thiệu: "Chị xài Panadol, nhưng mua thêm vitamine uống cho khỏe!". "Nên uống loại vitamine nào?" - tôi hỏi cô bán hàng. "Chị cứ uống nhiều viên C vô là được. ốm ốm như chị nên xài thêm B1, B6, B12 nữa". Ôi, vitamine" Bao Thanh Thiên" Thấy tôi gật đầu, cô bán hàng tiếp tục thuyết phục: "Chị cứ để sẵn vài hộp C trong giỏ. Ngậm như kẹo cho đỡ buồn miệng, lại bổ nữa. Hàng VN chỉ có 2.000 đ/hộp 10 viên. Sang thì xài hàng ngoại, không mắc hơn bao nhiêu. Loại này người ta mua "hà rầm", một ngày em bán khoảng năm, bảy chục hộp. Nhưng "thời thượng" bây giờ là xài Sy - vitamine tổng hợp, đủ loại A, B, E, PP, H... Giá 20.000 đ/tube 10 viên. Mỗi ngày dù...