Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2017

Sỏi thận ở trẻ dễ tái phát

Trẻ em cũng bị sỏi thận? Không ít phụ huynh ngạc nhiên khi nghe bác sĩ chẩn đoán con mình bị sỏi thận. Có người còn bức xúc khi thấy trẻ phải mổ đi mổ lại nhiều lần vì sót sỏi... Lúc có sỏi, lúc khôngChị Nguyễn Thị Xuân Ngọc (TP.HCM) cho biết cháu chị là L.T.Q.N. (11 tuổi, ở Đắk Lắk) đột nhiên bị đau bụng, ăn uống không được. Bệnh viện đa khoa TP Buôn Ma Thuột chẩn đoán cháu bị sỏi thận to 10mm. Gia đình đưa cháu đến điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP.HCM hồi tháng 5-2010. Tại đây, sau khi mổ bác sĩ cho gia đình xem một cục sỏi thận to khoảng 17mm. Năm ngày sau bác sĩ cho cháu xuất viện, dặn uống thuốc mỗi ngày và hai tuần sau tái khám... Nguyên nhân gây sỏi thận ở trẻ thường do các bệnh gây rối loạn chuyển hóa như rối loạn enzyme, hội chứng ống thận (sỏi calci-phosphat, sỏi cystinuria), cường tuyến cận giáp, nằm bất động lâu, sỏi do tăng acide uric, sỏi calci oxalat không rõ nguồn gốc (chiếm gần 25% ca bệnh); do sỏi niệu thứ phát: nhiễm trùng tiểu do vi khu...

Bệnh suy thận cấp

Hình ảnh
Suy thận cấp là một hội chứng do nhiều nguyên nhân khác nhau, thường gặp trong hồi sinh cấp cứu. Gọi là suy thận câp khi creatinine trong huyết thanh tăng 50% hoặc lọc cầu thận giảm 50% so với trị số cơ bản (baseline). Nguyên nhân và sinh lý bệnh Có ba nhóm nguyên nhân gây suy thận cấp: suy thận trước thận, tại thận và sau thận. 1. Suy thận cấp trước thận Các nguyên nhân giảm thể tích máu nội mạch làm giảm tưới máu thận như sốt cao, nôn mửa, tiêu chảy, thiếu nước do mọi nguyên nhân. Trong tình trạng sinh lý bình thường, khi thể tích lưu thông giảm, các thụ thể cảm áp (baroreptors) ở xoang động mạch cảnh và ở tim được họat hóa làm tăng họat động của hệ thần kinh giao cảm, hệ thống renin-angiotensin-aldosterone và tiết argininevasopressine (AVP-trước đây gọi là antidiuretic hormone) mà hậu quả là co mạch ở những vùng không chủ yếu để bảo vệ các bộ phận chủ yếu là tim và não. Khi tưới máu thận giảm, cơ chế tự điều chỉnh (autoregulation) của thận cùng với pros...

Anh: 112 người chết vì cúm

Số người thiệt mạng do cúm tại Anh bất ngờ tăng lên hơn gấp đôi trong tuần, trong khi cơ quan y tế cảnh báo hàng triệu người chưa tiêm ngừa đang có nguy cơ gặp nguy hiểm. Báo The Guardian cho biết hầu hết các trường hợp đều nằm trong độ tuổi 45-64, song cũng có sáu trẻ em dưới 5 tuổi và chín nạn nhân từ 5-14 tuổi. Theo ghi nhận ban đầu, 95 trên tổng số 112 trường hợp có liên quan đến cúm A/H1N1 và đa số đều chưa tiêm ngừa hoặc nằm trong nhóm có nguy cơ cao như mang thai, mắc bệnh hô hấp, tim mạch, hệ miễn nhiễm kém. Chính phủ cảnh báo gần 4 triệu người chưa tiêm ngừa có thể mắc nhiều triệu chứng nguy hiểm, thậm chí mất mạng nếu bị nhiễm bệnh.Bộ Y tế Anh ngày 13-1 cho biết 62 trường hợp tử vong do cúm được báo cáo trong tuần qua, nâng tổng số người thiệt mạng kể từ tháng 10-2010 lên 112. Dù vậy, bộ vẫn khẳng định tình hình bùng phát cúm A/H1N1 đang ở mức ổn định, thậm chí ít nghiêm trọng hơn cúm mùa và số ca trong tình trạng nguy kịch đang có dấu hiệu giảm nhẹ. tto ...

Cuba chế tạo thành công vaccine chống ung thư phổi

Vaccine có tên CIMAVAX-EGF, được Cuba thông báo là vaccine đầu tiên trên thế giới có thể chống ung thư phổi. Gisela Gonzalez - người đứng đầu dự án nghiên cứu vaccine thuộc Trung tâm miễn dịch phân tử ở Havana (Cuba), cho biết 1.000 bệnh nhân ở Cuba đã được điều trị thành công bằng vaccine này. Bà giải thích: CIMAVAX-EGF tạo cho bệnh nhân khả năng “biến” ung thư thành “một bệnh mạn tính có thể kiểm soát được”. “Vaccine được bào chế dựa trên một protein mà tất cả chúng ta đều có: một nhân tố tăng trưởng biểu bì có liên quan tới quá trình phát triển tế bào”, bà nói. Theo Tân hoa xã , vaccine sẽ được tiêm cho bệnh nhân khi họ kết thúc quá trình xạ trị hoặc hóa trị, và được xem là “giải pháp thay thế không giai đoạn cuối” do nó giúp “kiểm soát khối u mà không cần sự hỗ trợ của hóa chất độc hại”.Gonzalez cũng cho biết CIMAVAX-EGF là kết quả của công trình nghiên cứu kéo dài trên 15 năm và “không gây tác dụng phụ đáng kể". “CIMAVAX-EGF cũng có thể được dùng như một ...

Nam sinh lớp 9 Nhiễm HIV do bị lạm dụng khi đi học bơi

Chuyện đau lòng này xảy ra với một học sinh nam, đang học lớp 9 một trường trung học cơ sở ở Q.Tân Bình, TP.HCM. Cả cha mẹ em và bản thân em này đều khóc hết nước mắt khi được bác sĩ thông báo em bị nhiễm HIV. Người cảnh báo về trường hợp này là bác sĩ Trương Hữu Khanh - tiểu ban nhi Ủy ban phòng chống AIDS TP.HCM, trưởng khoa nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM. Bác sĩ Khanh kể em học sinh này được gia đình đưa đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 khám bệnh với triệu chứng ốm yếu, sốt, ho, các bác sĩ đã cho em xét nghiệm máu và kết quả dương tính với HIV. Được sự động viên, em học sinh này mới kể lại câu chuyện đau lòng xảy ra với mình. Khoảng tháng 10-2013, em được đi học bơi ở một hồ bơi trên địa bàn Q.Tân Bình. Ngay buổi học đầu tiên, khi em vào phòng thay đồ để đi về thì bị một thanh niên lạ mặt, dáng người cao to, khoảng 30 tuổi xông vào phòng, bịt chặt miệng em lại không cho la lên và lạm dụng em qua đường hậu môn. Hai buổi học tiếp theo, em cũng bị người lạ mặ...

Giãn phế quản

Giãn phế quản do hậu quả của các bệnh như viêm xoang, viêm tai, viêm mũi, viêm vùng răng miệng, nhiễm khuẩn đường hô hấp, một số bệnh nghề nghiệp... Đo, kiểm tra chức năng hô hấp của phổi - Ảnh: T.Tùng Các bệnh kể trên gây nhiễm trùng ở phế quản kéo dài và tái phát nhiều lần dẫn đến tổn thương các sợi cơ, sợi chun và sụn phế quản. Đồng thời, các chất xuất tiết ùn tắc lại trong phế quản và gây ra phản xạ ho, từ đó gây tăng áp lực trong lòng phế quản kéo dài, dẫn tới giãn phế quản. Lúc đầu, giãn phế quản chỉ là tạm thời nhưng nếu điều trị không tốt thì tổn thương sẽ trở thành không hồi phục. Các tổn thương gây hẹp phế quản như polýp phế quản, dị vật phế quản... Giãn phế quản do hóa chất thường gặp ở những người làm việc lâu ngày với các hóa chất bay hơi. Các hóa chất này khi hít vào đường hô hấp sẽ gây kích thích, tăng tiết và tổn thương cấu trúc thành phế quản. Còn giãn phế quản bẩm sinh chỉ chiếm khoảng 10% số người mắc bệnh. Đa số ...

Top 15 thực phẩm giúp “yêu” không biết mệt

Hình ảnh
“Yêu” mang lại cảm giác cực kỳ thỏa mãn nhưng cũng khiến bạn bị mệt. Để vừa được thỏa mãn, vừa không mệt mỏi, hãy chọn các thực phẩm giúp tăng cường và bổ sung năng lượng cho cơ thể như rau bina, hàu, dưa hấu, táo trứng, thịt đỏ. Rau bina: Để tăng cường sự kích thích và làm tăng lưu lượng máu đến bộ phận sinh dục thì rau bina là một thực phẩm có thể giúp bạn thực hiện mong muốn này. Trà mới pha: Trà xanh hoặc trà đen giúp tăng mức năng lượng và cải thiện tâm trạng khi làm “chuyện ấy”. Vì vậy, một tách trà tươi trước khi bạn bận rộn với đối tác của bạn là một lựa chọn cực kì hợp lý. Hạt chi-a: Loại hạt này chứa nguồn năng lượng vô cùng lớn với nhiều chất dinh dưỡng khác. Ăn hạt chi-a là cách tốt nhất để tăng cường năng lượng và duy trì sức dẻo dai khi “yêu”.  Dưa hấu: Dưa hấu để tăng kích thích, dưa hấu giúp thư giãn các mạch máu, dưa hấu cũng chứa citrulline- giúp kích thích và tăng cường tâm trạng khi “yêu”. Với những công dụng trên, dưa hấu là...

Hội chứng “áo choàng trắng” và sự cố không có trong sách vở

Hình ảnh
Con người có sự đa dạng sinh học vốn có của nó nên nhiều khi trong hành nghề y, dược, mặc dù đã làm đúng quy trình, đúng bài bản... mà tai biến vẫn cứ xảy ra. Các quy luật và các nguyên lý trong sách vở không còn đúng khi áp dụng trên một số đối tượng người bệnh cụ thể. Sự cố đầu giờ sáng Mặc dù sự cố xảy ra đã lâu nhưng cho đến tận bây giờ, tôi vẫn còn nhớ như in trong đầu buổi sáng hôm ấy, ngày đầu tháng 3. Trời một chút ấm, một chút ẩm, lại thi thoảng có chút mưa rét khiến cho trong một ngày mà bạn cảm nhận rõ có sự xáo trộn thời tiết. Ngày ấy, tôi mới chỉ là một bác sĩ trẻ, được về y tế cơ sở để thêm kiến thức thực tế. Tỉnh công tác là tỉnh Hải Dương. Tôi vốn tính cẩn thận và chăm chỉ nên được bác trưởng khoa rất quý. Đi khám bệnh, bác hay lôi tôi đi. Đi điều trị, bác hay cho tôi bám càng và tôi luôn được tin tưởng. Trong nghề y, mặc dù các thầy thuốc đã làm đúng quy trình, bài bả...

Nhớ một bác sĩ tài hoa! - TS. BS. Nguyễn Minh Hải - trưởng khoa ngoại tiêu hoá BV Chợ Rẫy TPHCM đã mất cách đây 4 năm

Hình ảnh
Tôi xin mượn lời đoạn kết của bài “Bác sĩ nước ngoài học phẫu thuật nội soi tại Việt Nam” được đăng trên báo Sài Gòn giải phóng đúng vào ngày Thầy thuốc năm 2010 để chia sẻ về nhiệt huyết, lòng quyết tâm và tự hào của một người bác sĩ tài hoa trong ngành ngoại khoa Việt Nam: “Để có được những “lần đầu tiên” như thế, TS. Nguyễn Minh Hải lý giải, chính việc các bác sĩ được học tập chuyên sâu ở nước ngoài, cộng với sự khéo léo của người VN đã đem lại thành công bước đầu cho bộ môn phẫu thuật nội soi. TS Hải ví von: “Có lẽ người VN dùng đũa quen nên khi cầm 2 “cây đũa dài” để cắt, đốt bệnh phẩm trong người bệnh nhân rất thuần thục. Những điều đặc biệt này khiến các bác sĩ ở những nước có nền y học khá phát triển đã tìm sang VN học phẫu thuật nội soi nâng cao. Nhưng đó không phải là lớp học trao đổi, giao lưu như thường lệ mà người học phải tốn học phí để học kỹ thuật y học từ VN. Đó là cả một niềm tự hào…”. ...

Chuyện em bé 7 tuổi hiến thận cứu mẹ xúc động rơi nước mắt

Hình ảnh
Câu chuyện cậu bé ung thư dũng cảm tự chọn cái chết để cứu người mẹ bị bệnh thận nặng gây xúc động. Người ta vẫn chưa thôi đau xót khi nhắc đến trường hợp của cô bé Kiki (tên đã được thay đổi) 24 tháng tuổi ở Hồ Nam, Trung Quốc sinh ra với căn bệnh tim bẩm sinh. Trong suốt 24 tháng con gái xuất hiện trong cuộc đời mình, bố và mẹ của Kiki chưa bao giờ ngừng cố gắng điều trị với hi vọng một ngày Kiki có thể chạy nhảy, đùa vui và nói chuyện dưới ánh mặt trời như những đứa trẻ bình thường khác. Vậy nhưng, chỉ ngay sau Tết Âm lịch, Kiki bị cảm lạnh dẫn đến nhiễm trùng phổi và rơi vào tình trạng hôn mê sâu. Bố mẹ Kiki đã phải chấp nhận một tin đau đớn: cô bé sẽ không thể qua khỏi và họ nên chuẩn bị rời xa con mình. Hơn cả việc đau đớn vì sắp phải xa con, bố mẹ của Kiki đã thực hiện một quyết định khó khăn: Họ chọn cho Kiki ngày con mình ra đi - cô bé sẽ chết sau khi hiến một phần nội tạng của mìn...

Vì sao bác sĩ khó trở thành mẹ hiền !

Hình ảnh
Chi phí y tế là vấn đề ưu tư rất lớn trong đại bộ phận người đi khám bệnh ở Việt Nam.Y tế Việt Nam được miễn phí cách đây lâu rồi. Vào bệnh viện, người bệnh không phải trả tiền, bác sĩ sẽ quyết định ai được chụp X quang, ai được gây tê để khâu vết thương, ai phải khâu sống. Lúc đó, bác sĩ như một ông Trời, quyền sinh, quyền sát. Chính vì vậy mà đòi hỏi thầy thuốc phải như mẹ hiền, công bằng, đầy ắp lương tâm. Nhưng rồi nhà nghèo, lấy đâu ra cơm gạo mà nuôi đủ các con, rồi thì đâu phải “mẹ” nào cũng hiền. Còn nhớ cảnh các bác sĩ ngoại thần kinh mỗi người thủ cho mình một cái ống nghiệm, trong đó chứa mấy cây kim Long Well, loại kim luồn dùng một lần rồi bỏ, ngâm trong alcool, để làm mạch não đồ cho bệnh nhân. Nhiều chiêu được phát minh như mài kìm, cắt gọt đầu nhựa của kim, để có thể sử dụng được cả trăm lần. Có những lúc người ta toan tính quay lại thời kỳ chiến tranh, dùng nước dừa để truyền dịch. Thế rồi Liên Xô sụp đổ, cả đất nước rơi vào hụt hẫng. Chỉ trong vài năm...

Vợ tôi đang “chơi cờ” với một người đàn ông khác!

Hình ảnh
Chúa ơi, giờ tôi mới biết “chơi cờ” có nghĩa là hẹn hò ngoài luồng, là ngoại tình, là trốn chồng đi hú hí với người đàn ông khác! Vợ tôi biết chơi cờ tướng. Chuyện này tôi biết từ khi mới quen nàng. Thế nhưng lâu lắm rồi, tôi chẳng thấy nàng chơi. Đơn giản vì tôi thì không biết chơi môn thể dục thể thao rất ư là trí tuệ đỉnh cao ấy, còn cha vợ tôi thì đã già yếu, không đủ sức ngồi mấy tiếng đồng hồ cho một ván cờ. Thỉnh thoảng tôi thấy Hương chơi cờ trên máy tính nhưng dường như điều đó không làm cho nàng hứng thú lắm nên chỉ chốc lát là nàng chuyển sang làm chuyện khác trên máy tính. Vợ tôi đang “chơi cờ” với một người đàn ông khác! Tôi vốn tin tưởng vợ tuyệt đối. Giữa hai vợ chồng đã có một thỏa thuận bất thành văn: tôn trọng quyền riêng tư của nhau; tuyệt đối không xâm phạm điện thoại, địa chỉ email, trang mạng xã hội, giờ giấc sinh hoạt và tất tần tật những thứ thuộc về quyền tự do cá nhân của nhau. 9 năm qua, những thỏa thuận đó đã được hai vợ chồng tuyệt đối tuân thủ...

Chẳng ai biếu bác sĩ 10.000 đôla

Hình ảnh
Chúng ta hãy công bằng với thu nhập của các bác sĩ Việt Nam. Cho dù bác sĩ có cứu cả gia đình họ hoặc đi khám chữa bệnh ở Mèo Vạc hay Chắc Cà Đao thì cũng chẳng bao giờ có ai biếu cho họ được số tiền đó. Tôi lớn lên trong những năm tháng chiến tranh ác liệt, lang thang sơ tán hết nơi này đến nơi khác. Vì những lý do đặc biệt, gia đình tôi không trở về Hà Nội khi hòa bình lập lại mà định cư luôn tại một vùng quê nghèo ở Miền Bắc cho đến năm 1975. Nhân viên y tế cao cấp nhất, tôi được biết lúc bấy giờ là một ông y tá già. Tôi không biết ông được đào tạo ở đâu, làm việc ở đâu, chỉ biết khi nào bệnh nặng lắm người ta mới đến gặp ông. Ngôi nhà ông ở khá khác biệt so với những ngôi nhà khác. Trước sân và xung quanh trồng toàn hoa với những bông thược dược to như cái dĩa, đủ thứ màu sắc. Giữa cái thời mà sự sống và cái chết chỉ cách nhau gang tấc, giữa cái nơi mà con người ta phải chạy ăn từng bữa, ông cứ như một ông tiên, ung dung, đĩnh đạc. Chỉ đến khi ba tôi bị chấn thương cột s...

Những loại thức ăn nào dễ bị nhiễm chì?

Hình ảnh
Chì là một kim loại độc có thể gây tổn hại cho hệ thần kinh, đặc biệt là ở trẻ em và có thể gây ra các chứng rối loạn não và máu. Vậy những thức ăn nào dễ bị nhiễm chì? Chì là một kim loại mềm màu xám, tạo nhiều hợp chất có màu sắc khác nhau nên thường được dùng trong pha sơn, kỹ nghệ thủy tinh, làm chất màu cho đồ gốm... Ngộ độc chì xảy ra do trẻ em ngậm đồ chơi có pha chì. Đặc biệt, ngộ độc chì kinh niên có thể xảy ra do: ăn các thực phẩm đóng hộp hàn bằng thiếc lẫn chì; uống nước dẫn qua đường ống pha chì; hít phải bụi chì và các hợp chất của nó trong các nhà máy sản xuất sơn, làm acquy, mạ kim loại, khai thác chì và đúc chữ in bằng chì; nhân viên tiếp xúc với xăng dầu chứa chì hữu cơ. Chỉ cần hít thở không khí có nồng độ 5m/lít chì hữu cơ đã có thể tử vong. Ngộ độc chì chủ yếu từ đường thức ăn hoặc nước uống có nhiễm chì; nhưng cũng có thể xảy ra sau khi vô tình nuốt phải các loại đất hoặc bụi nhiễm chì hoặc sơn gốc chì. Tiếp xúc lâu ngày với chì hoặc các muối của nó hoặc...

Sai sót y khoa- 99% do lỗi hệ thống

Hình ảnh
Trong hầu hết các trường hợp sai sót y khoa, chúng ta rất dễ dàng để đi đến một kết luận: qui kết cho người trực tiếp gây ra lỗi. Nhưng lỗi ở trình độ và hiểu biết yếu kém của cá nhân gần như chỉ chiếm 1%, còn lại 99% là do hệ thống đã được thiết kế để "sai sót" một lúc nào đó chực chờ xuất hiện. Nếu chúng ta đứng lùi lại một chút để thấy một bức tranh rộng hơn, chúng ta sẽ thấy rõ "nhân viên đầu chiến tuyến" (trực tiếp chăm sóc bệnh nhân: bác sĩ - điều dưỡng) - gọi là sharp-end (góc dưới cùng bên tay phải của hình sau); và những gì diễn ra ở những khâu trước đó - "behind the scene" - gọi là blunt end, và quan trọng là: sai sót đã xảy ra như thế nào? Sai sót đã xảy ra khi các lỗ hổng của các lớp bảo vệ trong hệ thống xếp thẳng hàn...